Lịch sử Thiền tại Việt Nam:
Tì-ni-đa-lưu-chi (毘尼多流支, vinītaruci) = Diệt Hỉ (滅喜):
?-594 là Thiền sư Ấn Độ sang Trung Quốc tham học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Tăng Xán và là người khai sáng thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam.
Chùa Dâu - Pháp Vân tự (Bắc Ninh)
Dharma Cloud - Fayun (Berry) Temple - 法云寺(草莓寺)
· 越南最古禅院
The most Ancient Pagoda of Vietnam (source)
* Local name is "Berry Temple" for its berry region.
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu
(Tham khảo)
Chùa có từ buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc cũng đến chùa này, lập nên một phái Thiền. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn (Mãn Xá), cách chùa Dâu 1 km.
Năm 12 tuổi, Man Nương được bố mẹ đưa vào chùa Linh Quang (thuộc huyện Tiên Sơn ngày nay) để tu. Một hôm Man Nương đang nằm ngủ, nhà sư Khâu Đà La vô tình bước ngang qua người. Bà Man Nương có mang, sau 14 tháng thì sinh ra một cô con gái. Trước khi về Tây Trúc (Ấn Độ), ông Khâu Đà La đã trao cho Man Nương một cây gậy tầm xích dặn là khi nào hạn hán mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh linh. Còn em bé gái, nhà sư niệm chú rồi gửi vào một hốc cây dâu bên bờ sông Thiên Đức.
Sau khi sư về Tây Trúc, hạn hán kéo dài ba năm. Man Nương liền dùng gậy tầm xích cắm xuống đất. Nước phun lên tràn ngập. Rồi tiếp đó là một trận mưa to khủng khiếp. Cây dâu bị đổ trôi về thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân kéo lên mà không được. Bà Man Nương ra sông giặt yếm, nhìn thấy cây dâu chợt nhớ đến con liền gọi: "Có phải con của mẹ thì vào đâỵ" Cây dâu từ từ trôi vào. Bà Man nương dùng dãi yếm kéo cây lên bờ, cho xẻ tạc thành bốn tượng Phật gọi là tứ pháp, đặt phật hiệu là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Khi tạc đến khúc giữa, những người thợ gặp phải hòn đá. Họ ném hòn đá xuống sông. Ban đêm, lòng sông sáng rực lên. Thì ra đó là người con gái của Khâu Đà La gửu vào cây dâu đã hóa đá. Bà Man Nương đi thuyền ra sông thì hòn đá nhảy vào thuyền. Bà đưa lên thờ, gọi là đức Thạch Quang (đá toả sáng). Man Nương sau được tôn là Phật mẫu, tu ở chù Tổ (Mãn xá), còn tứ pháp được thờ ở bốn chùa khác nhau trong cùng một khu vực.
Các đời vua của các triều đại xa xưa đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (tức cầu mưa cầu gió). Vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa cầu tự, khi đi thuyền trên sông đã gặp nguyên phi Ỷ Lan. Chùa Dâu được coi là một ngôi chùa rất thiêng nên được gọi là chùa Diên Ứng (diên là câu, ứng là hiệu, tức cầu gì được nấy). Du khách đến thăm chùa Dâu thường cầu khẩn một sự bình yên trong tâm hồn như cái tên bình dị, mộc mạc của ngôi chùa cổ trên đất Bắc Ninh...
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn (Mãn Xá), cách chùa Dâu 1 km.
Năm 12 tuổi, Man Nương được bố mẹ đưa vào chùa Linh Quang (thuộc huyện Tiên Sơn ngày nay) để tu. Một hôm Man Nương đang nằm ngủ, nhà sư Khâu Đà La vô tình bước ngang qua người. Bà Man Nương có mang, sau 14 tháng thì sinh ra một cô con gái. Trước khi về Tây Trúc (Ấn Độ), ông Khâu Đà La đã trao cho Man Nương một cây gậy tầm xích dặn là khi nào hạn hán mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh linh. Còn em bé gái, nhà sư niệm chú rồi gửi vào một hốc cây dâu bên bờ sông Thiên Đức.
Sau khi sư về Tây Trúc, hạn hán kéo dài ba năm. Man Nương liền dùng gậy tầm xích cắm xuống đất. Nước phun lên tràn ngập. Rồi tiếp đó là một trận mưa to khủng khiếp. Cây dâu bị đổ trôi về thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân kéo lên mà không được. Bà Man Nương ra sông giặt yếm, nhìn thấy cây dâu chợt nhớ đến con liền gọi: "Có phải con của mẹ thì vào đâỵ" Cây dâu từ từ trôi vào. Bà Man nương dùng dãi yếm kéo cây lên bờ, cho xẻ tạc thành bốn tượng Phật gọi là tứ pháp, đặt phật hiệu là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Khi tạc đến khúc giữa, những người thợ gặp phải hòn đá. Họ ném hòn đá xuống sông. Ban đêm, lòng sông sáng rực lên. Thì ra đó là người con gái của Khâu Đà La gửu vào cây dâu đã hóa đá. Bà Man Nương đi thuyền ra sông thì hòn đá nhảy vào thuyền. Bà đưa lên thờ, gọi là đức Thạch Quang (đá toả sáng). Man Nương sau được tôn là Phật mẫu, tu ở chù Tổ (Mãn xá), còn tứ pháp được thờ ở bốn chùa khác nhau trong cùng một khu vực.
Các đời vua của các triều đại xa xưa đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (tức cầu mưa cầu gió). Vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa cầu tự, khi đi thuyền trên sông đã gặp nguyên phi Ỷ Lan. Chùa Dâu được coi là một ngôi chùa rất thiêng nên được gọi là chùa Diên Ứng (diên là câu, ứng là hiệu, tức cầu gì được nấy). Du khách đến thăm chùa Dâu thường cầu khẩn một sự bình yên trong tâm hồn như cái tên bình dị, mộc mạc của ngôi chùa cổ trên đất Bắc Ninh...
The most Ancient Pagoda of Vietnam
Chùa Dâu, tên chữ là Diên Ứng tự (延應寺), Pháp Vân tự (法雲寺), và Cổ Châu tự, nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa còn được người dân gọi là chùa Cả, và được đánh giá là cổ nhất Việt Nam.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
亦称草莓寺因其果园(北宁省)